0942.209.198
0983.090.582
0983.090.582
Có nên đi du học Hàn Quốc không? Du học Hàn Quốc có thực sự bị tô hồng hay ngược lại, bị bôi đen như nhiều người chia sẻ trên các diễn đàn online trong thời gian qua? Bạn thân mến, nếu bạn đang đọc những dòng này, hẳn bạn tha thiết tìm câu trả lời cho những băn khoăn đó.
Sau gần 10 năm làm việc cùng các trường đại học, cao đẳng tại Hàn Quốc. Tôi đã gặp gỡ và tư vấn cho hàng ngàn du học sinh Việt Nam, quan sát và giúp đỡ các em chập chững đến trưởng thành. Không ít em thành công, nhưng cũng có những em dừng lại. Tôi muốn viết ra những dòng chân thật này để góp thêm một cái nhìn cho câu hỏi của các em: Nên hay Không Nên đi du học Hàn Quốc?
Là một du học sinh thuộc thế hệ cũ, thế hệ 8X, khi du học châu Á chưa thực sự phát triển như những năm 2020 hiện nay. Điều đầu tiên tôi muốn nói về du học Hàn Quốc là chi phí cơ hội.
Nhìn lại 10 năm trước, khi thế hệ chúng tôi đi du học tại các nước nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ v.v. bạn chỉ có hai con đường. Một là nhà siêu giàu. Hai là giành học bổng để được đi du học.
Nếu “ngân hàng bố mẹ” từ chối cấp vốn? Bạn phải có được nguồn học bổng từ trường đại học, hoặc chính phủ nước ngoài cấp.
Tôi còn nhớ như in ngày nhận được thông báo học bổng chính phủ Úc trị giá 81.000 USD. Tôi đã mừng rơi nước mắt vì có cơ hội được đi du học. Bởi việc xin bố mẹ mỗi năm gần 1 tỷ đồng là điều khó thực hiện.
Nhưng ngày hôm nay, với du học Hàn Quốc và các nước Châu Á khác, bạn có hơn một lựa chọn ngoài hai phương án duy nhất trên. Bạn không phải chong đèn săn học bổng. Và bố mẹ cũng không cần phải là “đại gia” để con được đi du học.
Tính theo trung bình năm, học phí tại các trường đại học Hàn Quốc dao động từ 100 đến 200 triệu đồng. Tương đương với mức học phí của các trường tại Nhật Bản. Bằng ½ so với các trường Singapore và 1/3 với các trường đại học tại Úc.
Seoul, siêu đô thị hàng đầu Châu Á, lớn gấp nhiều lần Melbourne. Lộng lẫy hơn Tokyo và chắc chắn gây choáng ngợp hơn Singapore.
Các sinh viên của tôi sống giữa đất thủ đô đắt đỏ vẫn có thể thu xếp mức sinh hoạt phí. Tính cả nhà ở và tiền ăn uống đi lại chỉ 10 triệu đồng. Tương đương với mức sống trung bình tại Hà Nội hoặc TP HCM.
Nếu các em đi làm thêm tại nhà hàng, chi phí này còn thấp hơn nữa. Do các em ăn 2 bữa chính tại chỗ làm thêm.
Một học sinh của tôi tên Ngoan, đến từ Nghệ An. Em đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Yeungnam, một trong những đại học hàng đầu thành phố Daegu. Em tâm sự tiền thuê nhà và ăn uống một tháng chỉ tốn 250.000 Won (tức 5 triệu đồng).
Con số này tin được! Vì học sinh của tôi tại Đại Học Quốc Gia Chungnam, Daejeon (Silicon Valley của Hàn Quốc) chỉ thuê nhà dạng one room. Tức là phòng đơn khép kín sát cổng trường với giá 180.000 Won (hơn 3 triệu đồng/tháng).
Nếu so sánh với sinh hoạt phí trung bình tại Singapore và Nhật Bản của du học sinh Việt Nam là 15 triệu đồng/tháng nếu sống cần kiệm, mức sinh hoạt phí tại Hàn Quốc là điều đáng mơ ước.
Nếu so sánh với sinh viên đi du học tại các quốc gia khác. Như du học Singapore – nơi cấm làm thêm tuyệt đối. Hoặc Úc – Anh – Mỹ – Ca, nơi việc làm thêm đặc biệt cạnh tranh và khó tìm với sinh viên Châu Á. Sinh viên đi du học Hàn Quốc của tôi có lợi thế về độc lập tài chính.
Là người làm tư vấn chuyên nghiệp, thông điệp đầu tiên tôi muốn truyền đạt đến phụ huynh và các em sinh viên tương lai trong mỗi buổi tư vấn 1-1, đó là:
“Con có thể làm thêm để đủ sinh hoạt phí. Anh chị hỗ trợ con học phí nếu có điều kiện. Con không thể làm giàu và gửi tiền về. Nhưng con chắc chắn tự trang trải được cuộc sống du học sinh tại Hàn Quốc.”
Các sinh viên của tôi tại nhiều quốc gia khác đều tâm sự rằng: Việc làm thêm thật sự rất hạn chế. Hàng tháng, gia đình phải chu cấp đều đặn.
Đó là lý do hơn 90% du học sinh Việt Nam chọn đi Hàn đều có điều kiện tài chính không xuất sắc hay quá dư giả như du học sinh các quốc gia khác.
Có nên đi du học Hàn Quốc không?
Tôi trả lời: Hàn Quốc cho các em cơ hội học tập, trưởng thành và tiến thân với một chi phí thật sự hợp lý!
Có Nên Đi Du Học Hàn Quốc? 3 Điều Cần Cân Nhắc Kỹ Trước Khi Quyết Định!
Sinh hoạt phí dành cho du học sinh Hàn Quốc tương đối rẻ. Nhưng giáo dục Hàn Quốc chắc chắn không phải là của rẻ!
Là người nhiều năm quan sát thứ hạng của các trường đại học Hàn Quốc trên các bảng xếp hạng trường đại học uy tín. Như World Unviersity Ranking, Time Higher Education hay QS World University Rankings.
Tôi nhận thấy nhiều trường lớn của Hàn Quốc luôn trong TOP 50 trường đại học xuất sắc nhất Châu Á. Hay thuộc TOP 100 các trường đại học hàng đầu thế giới.
Các trường đại học quốc gia trọng điểm, xương sống của hệ thống đào tạo nhân lực Hàn Quốc được trải dài từ Bắc xuống Nam. Những trường này đều là các đại học tổng hợp đồ sộ.
Trong khi đó, các trường đại học tư thục phát triển mạnh mẽ ở các ngành học hiện đại. Như Truyền Thông, Thiết Kế, Làm Đẹp, Quản Trị Kinh Doanh v.v.
Nhờ định hướng phát triển rõ ràng của các trường Hàn Quốc, sinh viên có nhiều lợi thế khi chọn trường và chọn ngành tại Hàn Quốc.
Những ngành đỉnh cao như Dược, Y, Luật gắn liền với TOP SKY. Gồm tam tinh tú của Hàn Quốc là Yonsei – SNU – Korea.
Nếu muốn học Truyền Thông – Quản trị kinh doanh, chắc chắn bạn nghĩ đến ChungAng, Konkuk.
Nếu muốn theo nghiệp Du lịch – Dịch vụ, Sejong và Kyunghee là lựa chọn hàng đầu. Thiết kế và Nghệ Thuật phải nhắc đến Hongik. Công nghệ và Kỹ thuật là thế mạnh của Hanyang.
Trong khi đó, Inha có lợi thế ở các ngành đào tạo liên quan đến Hàng Không. Do là “con đẻ” của đế chế Korean Air – Hãng máy hay số 1 Hàn Quốc.
Mỗi trường đại học tại Hàn Quốc đều có một lịch sử, một câu chuyện, một tập đoàn hoặc tổ chức đứng sau. Vì vậy, hiểu được nguồn gốc của các trường đại học Hàn Quốc. Bạn sẽ hiểu được thế mạnh và triết lý đào tạo sâu sắc của họ!
Chỉ 2′ Đi Khắp Đại Học ChungAng cùng Du học MAP
Câu nói của một giáo sư có tiếng thuộc ĐHQG Seoul khi ghé thăm và làm việc tại MAP không hề cường điệu.
Chỉ trong 5 năm vừa qua, Hàn Quốc nhảy vọt lên hạng nhất trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Posco của Hàn Quốc đều ào ạt đầu tư vào Việt Nam.
Số lượng người Hàn Quốc tại Việt Nam lên tới hơn 150.000 người tính đến năm 2019. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, có đến 2,9 triệu khách du lịch Hàn Quốc “đổ bộ” đến Việt Nam. Hiếm có con phố hay toà chung cư nào tại Hà Nội, TP HCM hay Đà Nẵng vắng bóng người Hàn Quốc.
Các hãng thông tấn lớn của Hàn Quốc gọi đây là kỷ nguyên của người Hàn tại Việt Nam. Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một sự giao thoa mạnh mẽ đến vậy về kinh tế – văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Chỉ 10 năm trước thôi, sinh viên đại học còn ngần ngại khi chọn ngành tiếng Hàn. Thì đến năm 2019, sinh viên tốt nghiệp hệ tiếng Hàn có mức lương cao gấp 3 lần so với sinh viên tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ khác.
Với trào lưu mạnh mẽ và ngọn sóng còn lên cao nữa. Tương lai gần thực sự nằm trong tay du học sinh Việt Nam đã hoàn thành chương trình học tại Hàn Quốc và trở về Việt Nam lập thân, lập nghiệp.
Hàn Quốc cũng đang “xâm lấn” cả thế giới bằng trào lưu Hallyu gây nghiện. Điện thoại Samsung dám đứng lên đương đầu với “đế chế” Apple.
Mỹ phẩm Hàn Quốc khiến các sao Hollywood cũng chao đảo. Điện ảnh Hàn Quốc đại náo Oscar với Parasite giành 4 cúp vàng. Bộ phim đi vào lịch sử khi là phim nước ngoài duy nhất không nói tiếng Anh đạt giải Phim Xuất Sắc Nhất.
Học tiếng Hàn, hiểu văn hoá Hàn với vốn tri thức Hàn được trang bị bài bản là lợi thế cạnh tranh xuất sắc cho bạn trẻ Việt Nam trong tương lai gần. Vì vậy, tôi có ít nhất 3 sinh viên đã lội ngược dòng từ Úc, Canada và Mỹ để trở về du học Hàn Quốc!
Khi tôi đang ngồi viết những dòng này, Crash – Landing On You đang là K-Drama ngôn tình được du học sinh của tôi đếm từng giờ để được xem tập mới.
Bộ phim kể về môt sự kiện tình cờ trong đời của nữ tài phiệt trẻ tuổi. Cô bị lạc lối trong một lần nhảy dù và hạ cánh trúng vào người yêu trong mộng… tận bên kia biên giới Bắc Triều Tiên!
Có nên đi du học Hàn Quốc không? Khi du học không phải là cuộc hạ cánh ngọt ngào như trong phim Hàn Quốc!
Trong mỗi cuộc họp sau phỏng vấn với các đại học lớn tại MAP. Như ChungAng, Konkuk, Sejong, Hongik, SNU, v.v. Một vấn đề chung các giáo sư nêu lên, đó là sinh viên Việt Nam không định hướng được mình muốn sang Hàn để làm gì.
Nhiều bạn tin cuộc sống tại Hàn ngập tràn Oppa, phố xá rực rỡ và shopping bốn mùa. Hàn Quốc có đầy đủ những hình ảnh đó! Nhưng Hàn Quốc còn là xứ sở của tuyết trắng, nhịp sống và cường độ học tập, làm việc nhanh gấp 10 lần Việt Nam. Những nét văn hoá khác biệt, đôi khi khắc nghiệt với du học sinh nếu các em không được chuẩn bị kỹ.
Tuấn Hoàng (du học sinh của tôi tại Đại học Quốc gia Chungnam) khi đi ăn tối cùng tôi tại một nhà hàng Hà Nội, nói rằng:
“Một mình em có thể quán xuyến được 20 bàn trong nhà hàng hôm đó. Vốn khá rối loạn bởi hơn 10 phục vụ xao nhãng và liên tục nhầm món, nhầm bàn.”
Khả năng tập trung, tốc độ trong công việc và kỷ luật là ba yếu tố sinh viên Việt Nam yếu, thiếu, và cần rèn luyện quyết liệt khi sang Hàn Quốc.
Không những vậy, nhiều em học sinh, ôm mộng mỗi tháng kiếm 40 triệu gửi về cho gia đình. Và khi không đạt được mục đích kinh tế như mong muốn. Các em sẵn sàng bỏ trốn và làm việc bất hợp pháp.
Làn sóng bất hợp pháp của sinh viên Việt Nam gây nên một cuộc khủng hoảng với cục xuất nhập cảnh và bộ giáo dục Hàn Quốc. Do đó, các cơ quan chính phủ này phải liên tục đưa ra các quy định bổ sung về visa D4-1, hay còn gọi là visa hệ tiếng Hàn.
Sự vắng bóng liên tục của du học sinh Việt Nam trên các giảng đường Hàn Quốc tạo nên tai tiếng xấu cho cộng đồng người Việt. Đồng thời, gây khó khăn cho các thệ hệ du học sinh muốn học tập thật sự tại Hàn Quốc.
Nếu bạn tin rằng đến muộn 10 phút là điều chấp nhận được. Nếu bạn tin rằng đi du học Hàn Quốc chỉ là lá chắn để “đánh quả” một món hời về xây nhà mua xe.
Nếu bạn không chịu nổi áp lực và tự rèn giũa bản thân … Hàn Quốc thực sự không phải là lựa chọn tốt dành cho bạn!
Vậy, có nên đi du học Hàn Quốc không?
Nếu bạn muốn đứng đầu ngọn sóng Hàn Quốc đang lên tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Chớp lấy cơ hội học tập không quá đắt đỏ nhưng được rèn giũa trong một hệ thống giáo dục xuất sắc.
Hay muốn được trưởng thành trong một nền văn hoá coi trọng kỷ luật, lòng tin và tình thương. Đất nước Hàn Quốc chào đón bạn!
Về tác giả:
Chị Hoàng Quỳnh Nga là Giám Đốc Chương Trình – Du Học Hàn Quốc tại Du Học MAP. Sau khi giành Học Bổng Phát Triển Chính Phủ Austrlian Development Scholarship 2010 – 2011, chị tiếp tục hoàn thành khóa học Master in Communications tại Daekin University, Melbourne. Chị Hoàng Quỳnh Nga hoạt động ở nhiều vị trí khác nhau trong các lĩnh vực Xuất Bản, Ngân Hàng, v.v. trước khi gia nhập Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Du Học MAP với vị trí Marketing Manager và Giám Đốc Chương Trình – Du Học Hàn Quốc tại Du Học MAP. |
Tìm hiểu thêm: Du Học Hàn Quốc Một Năm Được Không?
Mọi thông tin về Du học tại Hàn Quốc xin liên hệ:
Công Ty Tư Vấn Du Học Map – Tư Vấn Du Học Hàn Quốc Uy Tín!
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH
Bài viết này hữu ích với bạn?