0942.209.198
0983.090.582
0983.090.582
Từ thập niên 80 của thế kỉ 20, chương trình đào tạo du học Nhật Bản ngành công nghệ thực phẩm đã bắt đầu nở rộ và thu hút nhiều sinh viên quốc tế tham gia. Ngày nay, việc áp dụng công nghệ vào thực phẩm giúp con người cải tiến chất dinh dưỡng và gia tăng khả năng phát triển.
Với sự tiến bộ về kĩ thuật và tư duy, du học ngành công nghệ thực phẩm tại Nhật Bản sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho du học sinh. Thông qua bài viết này, MAP sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về ngành công nghệ thực phẩm tại xứ sở hoa anh đào dành cho du học sinh. Liên hệ số điện thoại tư vấn 0942209198 – 0983090582 hoặc để lại thông tin theo form dưới đây để trở thành Du học sinh tại Nhật Bản cùng MAP trong thời gian sớm nhất!
Theo “Containment Technology: Progress in the Pharmaceutical and Food” của Hans-Jürgen Bässler và Arnold Frederick Holleman (xuất bản vào năm 2013), công nghệ thực phẩm được định nghĩa là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm, ứng dụng trong các lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm,…nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Sinh viên du học Nhật ngành công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo chuyên sâu về:
Quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ thực phẩm bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào đầu thế kỉ 20, khi nhà hóa học Kikunae Ikeda tạo ra hương vị umami – một trong những vị cơ bản của ẩm thực.
Hơn 100 năm sau, ngày càng có nhiều công cuộc nghiên cứu về thực phẩm và hàng loạt sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển cơ thể được ra đời. Những sản phẩm diệu kỳ ấy còn được gọi là thực phẩm chức năng và mỗi sản phẩm đều được gắn mác chứng nhận FoSHU (Foods for Specified Health Uses).
Năm 1983, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản cho phép tiến hành một chương trình nghiên cứu khoa học dựa trên thực phẩm, nhằm tạo ra các loại thực phẩm hỗ trợ cho cơ thể con người. Nhiều đề tài nghiên cứu, thử nghiệm đã được diễn ra.
Năm 1999, Nhật Bản sản xuất thành công hơn 167 loại thực phẩm chức năng và sở hữu nhiều công nghệ sản xuất dây chuyền hiệu quả. Thành công kép này giúp xứ sở hoa anh đào vươn lên vị thế hàng đầu trên thị trường thực phẩm bổ trợ con người, nổi bật nhất là lĩnh vực y dược và dinh dưỡng.
Theo thống kê vào năm 2016 của FoSHU, tổng giá trị thị trường của các sản phẩm thực phẩm chức năng Nhật Bản đạt 6,391 tỉ yên (khoảng 58 tỉ đô la Mỹ), tăng gấp 5 lần so với năm 1997.
Có thể thấy, thực phẩm chức năng đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của con người. Hàng loạt sản phẩm hỗ trợ ra đời như thuốc bổ trợ, gạo ít gây dị ứng, sữa chua lên men,…góp phẩn giúp cải thiện chất dinh dưỡng đưa vào trong cơ thể.
Đối với những bạn đam mê công nghệ và yêu thích ẩm thực, Nhật Bản sẽ là môi trường lý trưởng để học tập và nghiên cứu.
Trong ẩm thực, tồn tại 5 loại hương vị cơ bản gồm ngọt, chua, đắng, mặn và ngon (umami). Umami (hay còn gọi là vị ngon, ngọt thịt) được nhà hóa học Kikunae Ikeda phát hiện vào năm 1908 và là nền tảng cho sự ra đời của bột ngọt Ajinomoto – loại gia vị thực phẩm nổi tiếng trên thế giới.
Năm 1907, khi đang ăn tối cùng gia đình tại Đại học Hoàng gia Tokyo, giáo sư Ikeda đã bất ngờ phát hiện một hương vị khác lạ trong món ăn của mình. Ông nhận ra rằng nước dùng của món súp ngày hôm đó ngon hơn mọi ngày, nhờ vào hương vị mới được hình thành từ lá tảo bẹ khô Kombu trong món súp.
Hương vị này được tạo ra bởi Glutamate, một loại axit amin có mặt trong hầu hết các cơ thể sống. Giáo sư Ikeda đã đặt tên cho vị ấy là vị umami (ghép giữa umai – “ngon” và mi – “vị”).
Chính từ khám phá này, chỉ một năm sau đó, năm 1909, một sản phẩm độc đáo trong ngành thực phẩm lần đầu tiên được giới thiệu ra thị trường, khởi đầu cho một thương hiệu quen thuộc, phổ biến tại Nhật Bản và khắp nơi trên thế giới – Ajinomoto.
Ngày nay, hương vị umami xuất hiện ở nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng cao L-glutamat, IMP và GMP như cá, sò, thịt ướp muối, rau củ hoặc trà xanh và các sản phẩm lên men, để lâu năm. Sữa mẹ cũng có vị umami, gần giống như nước dùng.
Umami có tính chất dịu nhẹ kéo dài, khó mô tả, gây ra sự tiết nước bọt và tạo cảm giác gợn trên bề mặt lưỡi. Vị umami làm cho nhiều loại thực phẩm khác trở nên hấp dẫn, đặc biệt khi thực phẩm đó có mùi hương hài hòa.
Các nghiên cứu cho thấy, cũng như các vị cơ bản khác, umami chỉ ngon khi dùng với liều lượng vừa phải. Đối với những người cao tuổi, khi cảm giác về mùi vị đã kém do tuổi tác hoặc điều trị, có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng hay tăng nguy cơ bệnh tật, thì vị umami sẽ rất có ích.
Đối với sinh viên quốc tế mong muốn tìm hiểu về ngành công nghệ thực phẩm, Nhật Bản là điểm đến rất lý tưởng. Học tập tại đất nước mặt trời mọc, du học sinh sẽ được đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến bảo quản và chế biến thực phẩm, tiếp cận công nghệ và quy trình xử lý dây chuyền hiện đại, qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Ngành học tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm:
Nhật Bản là đất nước đi đầu trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, luôn cần nguồn nhân lực lớn nhằm duy trì và phát triển. Sinh viên quốc tế sau khi thực tập có thể làm việc tại nhiều công ty, tập đoàn công nghệ thực phẩm ở Nhật Bản hoặc quay về Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mới.
Du học sinh cần đạt các điều kiện du học Nhật Bản ngành công nghệ thực phẩm sau đây:
Đại học Tokyo (Todai) là trường đại học lâu đời, với chất lượng đào tạo hàng đầu Nhật Bản. Thành lập từ năm 1877, suốt chiều dài lịch sử của mình, Todai đã đào tạo thành công rất nhiều danh nhân cho xứ sở hoa anh đào.
Trường có 3 cơ sở chính gồm Hongo, Komaba và Kashiwa, với tổng cộng 4,514 giảng viên trong đó có 254 giảng viên quốc tế; 27,279 sinh viên hệ đại học và sau đại học; trong đó có 2,639 sinh viên quốc tế.
Chi phí du học Nhật Bản ngành công nghệ thực phẩm trong năm đầu tiên tại Todai là 834,000 yên (khoảng 181,000,000 VND).
Đại học Tsukuba, thành lập vào năm 1872, là một trong những ngôi trường danh tiếng tại Nhật Bản – nơi không chỉ giảng dạy những lý thuyết chuyên sâu mà còn đào tạo sinh viên những kỹ năng bài bản.
Hiện nay, Tsukuba University được xếp hạng trong top 10 trường đại học danh tiếng tại Nhật Bản và thứ 46 tại Châu Á, từng đào tạo 3 cựu sinh viên là những giáo sư khoa học đã đạt giải Nobel – giải thưởng danh giá nhất giành cho những người nghiên cứu khoa học.
Học phí du học ngành công nghệ thực phẩm trong năm đầu tiên tại đại học Tsukuba là 834,000 yên (khoảng 181,000,000 VND).
Đại học Osaka được thành lập vào năm 1931, với gần 100 năm đào tạo sinh viên Nhật Bản và quốc tế. Môi trường học tập tại đây mang tính cạnh tranh cao và năng động, sinh viên ra trường luôn sẵn sàng đáp ứng được những yêu khắt khe của những nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới.
Chi phí du học Nhật Bản ngành công nghệ thực phẩm trong năm đầu tiên tại đại học Osaka là 834,000 yên (khoảng 181,000,000 VND).
Chính phủ và các trường đại học danh tiếng sẵn sàng hỗ trợ các phần học bổng hấp dẫn dành cho sinh viên quốc tế khi du học ngành công nghệ thực phẩm:
Tìm hiểu thêm: Du Học Nhật Bản Ngành Quản Trị Nhân Lực: Tiếp Cận Kaizen, 5S Và Phương Pháp Quản Lý Nhân Lực Hiệu Quả
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm, các sản phẩm chức năng đã dần đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của con người. Du học Nhật Bản ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên quốc tế sẽ được đào tạo trong môi trường hiện đại, học hỏi nhiều kiến thức bổ ích và cơ hội việc làm rộng mở trong ngành. Liên hệ theo số điện thoại 0942209198 – 0983090582 hoặc để lại thông tin theo form dưới đây để tìm hiểu và được tư vấn về du học Nhật Bản nhé.
Gia Dũng
Tư vấn Du học MAP
Mọi thông tin về Du học Nhật Bản xin liên hệ:
Công Ty Tư Vấn Du Học Map – Tư Vấn Du Học Uy Tín!
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
VĂN PHÒNG TP HỒ CHÍ MINH
Bài viết này hữu ích với bạn?